HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH RDSAS
1. Nhập số liệu đồ hoạ.
2. Tính toán thiết kế.
3. Xem, in ấn, tạo báo cáo.
4. Xuất bản vẽ sang rdCAD hoặc AutoCAD.
NHẬP SỐ LIỆU
Bước 1: Khai báo bài toán mới
Trong thực đơn Tệp / Tạo tệp mới. Chọn đơn vị lực và đơn vị chiều dài, tiêu chuẩn thiết kế bê tông và thép tương ứng.
Bước 2: Nhập sơ đồ.
- Vào thực đơn Sơ đồ/Thư viện kết cấu để nhập sơ đồ thư viện. Có thể nhập sơ đồ từ hệ lưới và vẽ phần tử bằng lệnh Thêm phần tử thanh.
Chọn kiểu sơ đồ mẫu như khung không gian, khung thép, các dạng dàn và nhập các thông số cho sơ đồ: như số nhịp, tổng khoảng cách nhịp (2, 2 x 3.6 = 7.2)
- Sử dụng các lệnh thêm, xoá, gộp, chia cắt để điều chỉnh sơ đồ. Để thực hiện các lệnh này phải lựa chọn phần tử bằng cách vào thực đơn Chọn / Chọn phần tử thanh / ... hoặc sử dụng nút trên thanh công cụ . Đê huỷ lựa chọn và thực đơn Chọn / Huỷ các lựa chọn
Bước 3: Khai báo và gán vật liệu.
- Vào thực đơn Vật liệu / Định nghĩa vật liệu
Để thêm một loại vật liệu chọn nút Thêm. Để Sửa thì chọn loại vật liệu cần sửa trong danh sách và ấn nút Sửa. Để xoá thì chọn nút Xoá
Khai báo tên cho vật liệu là một chuối ký tự, thường thì chọn BT200 hay B25 cho dễ nhận biết. Chọn loại vật liệu (các mác hay cấp độ bền bê tông, nhóm thép), phần mềm sẽ tự động cập nhật các đặc trưng vật liệu: như mô đun đàn hồi E, trọng lượng riêng....Cần điều chỉnh thì thay đổi trên các ô đặc trưng tương ứng.
- Gán vật liệu cho thanh: Chọn các thanh (thực đơn chọn). Sau đó chọn Gán vật liệu cho thanh, chọn loại vật liệu thanh và nút Đồng ý.
Bước 4: Khai báo và gán tiết diện thanh
- Vào thực đơn Tiết diện / Định nghĩa tiết diện Để thêm một loại tiết diện chọn nút Thêm. Để Sửa thì chọn loại tiết diện cần sửa trong danh sách và ấn nút Sửa. Để xoá thì chọn nút Xoá
Khai báo tên cho tiết diện là một chuối ký tự, thường thì chọn D22x40 hay C22x22 cho dễ nhận biết. Chọn hình dạng tiết diện (chữ nhật, chữ T, tròn, thép hình), sau đó nhập các kích thước tiết diện theo hướng dẫn trên sơ đồ....
- Gán tiết diện cho thanh: Chọn các thanh (thực đơn chọn). Sau đó chọn Gán tiết diện cho thanh, chọn loại tiết diện thanh và nút Đồng ý.
Bước 5: Khai báo điều kiện biên (nếu cần)
- Chọn nút cần gán điều kiện biên: Vào thực đơn Chọn / Chọn nút hay chọn nút chọn nút trên thanh công cụ. Sau đó vào thực đơn Điều kiện biên / Liên kết cứng hoặc liên kết đàn hồi
Đối với liên kết cứng thì chọn thành đánh dấu (check) vào thành phần liên kết được ngăn cản hay bỏ đánh dấu (không ngăn cản). Đối với liên kết đàn hồi thì nhập vào thành phần độ cứng của liên kết tương ứng (đơn vị có thứ nguyên là lực / chiều dài). Sau đó chọn Đồng ý.
Bước 6: Khai báo thanh đặc biệt, các thông số của thanh (nếu cần)
- Chọn thanh cần khai báo. Sau đó vào thực đơn Đặc biệt và chọn kiểu cần khai báo. Với kết cấu thông thường thì người dùng thường hay khai báo thêm mặt cắt thanh hoặc trục địa phương của thanh (phần tử cột, khi cột được xoay kích thước theo phương Y - xem trong mục những quy định của phần mềm).
Bước 7: Khai báo tải trọng.
- Khai báo/ Chọn trường hợp tải trọng: Vào thực đơn Tải trọng và trường hợp tải. Nếu chưa định nghĩa trường hợp tải thì vào số thứ tự và tên trường hợp tải sau đó chọn nút Thêm. Còn muốn chọn trường hợp tải trọng để nhập tải thì chọn tên trường hợp tải sau đó chọn nút Đồng ý.
- Chọn thanh hay nút cần gán tải trọng. Sau đó vào tải trọng thanh và dạng tải trọng cần gán. Có các dạng : trọng lượng bản thân (Khai báo hệ số theo phương Z=-1.1 hay -1), tải trọng tập trung trên thanh, tải trọng phân bố đều hay tải trọng phân bố tuyến tính. Với tải trọng nút thì có tải trọng tập trung (theo hệ toạ độ tổng thể) và tải trọng chuyển vị cưỡng bức gối tựa.
- Nếu muốn phần mềm tự động tính toán tải trọng gió thì chọn mục định nghĩa tải / Gió
Phần mềm có 2 kiểu tự động phát sinh tải gió: Gió được dồn về cột hay dồn về dầm biên các tầng bằng cách bật tắt check Tải trọng gió dồn vào dầm. Gió xuôi thì hệ số khí động mang dấu dương và gió thổi ngược lại mang dấu âm.
- Nếu muốn phần mềm tự động tính toán tải trọng trên sàn (tải trọng sàn, hoạt tải sử dụng ) thì chọn Tự động truyền tải trọng sàn
Chọn cốt cao độ sàn (ví dụ như từ sàn 3.6 đến sàn cốt 7.2) ; sau đó giới hạn vùng tải sàn cần truyền ( ví dụ ô hành lang từ nút 0;0 đến nút 10;1.8; có thể chọn nút đồ hoạ để bắt toạ độ trên đồ hoạ , trên nền đồ hoạ chọn 2 nút đường chéo của vùng cần truyền) ; nhập tải trọng phân bố đều trên sàn (ví dụ hoạt tải hành lang nhập là - 0.36).
- Tổ hợp tải trọng: Chọn mục tổ hợp tải trọng. Phần mềm có 3 phương pháp tổ hợp, thường chọn theo Tên trường hợp tải trọng. Phần mềm sẽ liêt kê các trường hợp tải trọng, nếu chưa khai báo sẽ là Không tên. Người dùng chọn và trong mục tên trường hợp tải chọn kiểu (tĩnh tải, hoạt tải, gió...). Nhập các hệ số tổ hợp, có 4 hệ số tổ hợp. Sau đó chọn nút Sửa.
Bước 8: Khai báo thiết kế.
- Nếu kết cấu là bê tông cốt thép thì chọn Tiêu chuẩn thiết kế là TCVN 356-2005. Sau đó chọn Định nghĩa thiết kế. Để thêm một kiểu thiết kế chọn nút Thêm. Để Sửa thì chọn kiểu thiết kế cần sửa trong danh sách và ấn nút Sửa. Để xoá thì chọn nút Xoá
Khai báo tên cho kiểu thiết kế là một chuối ký tự, thường thì chọn DAM hay COT cho dễ nhận biết. Chọn kiểu thiết kế (Dầm, Cột, Dàn), sau đó nhập các thông số thiết kế như bê tông, cốt thép, khoảng cách trọng tâm....
- Gán thiết kế cho thanh: Chọn các thanh (thực đơn chọn). Sau đó chọn Gán thiết kế cho thanh, chọn kiểu thiết kế cần gán và nút Đồng ý.
___________________________________________________________________________________________________
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ.
Bước 1: Khai báo thông số
Sau khi nhập và kiểm tra xong số liệu vào thực đơn Phân tích / Lựa chọn để khai báo các thông số phân tích.
Bước 2: Phân tích thiết kế. Nếu nhập số liệu đúng thì phần mềm sẽ báo Hoàn thành quá trình phân tích thiết kế , còn chưa đúng thì phần mềm sẽ báo để vào chỉnh sửa lại số liệu.
___________________________________________________________________________________________________
Bước 1: Chuyển sang môi trường xem kết quả
Sau khi chạy xong, phần mềm sẽ tự động khoá phần nhập số liệu. Khi đó nếu muốn nhập số liệu thì phải mở khoá, nhập số liệu và chạy lại. Chọn Kết quả / Nội lực để vào môi trường xem và in ấn kết quả
Bước 2: Xem kết quả đồ hoạ. Vào trong thực đơn Biểu đồ.
Để xem sơ đồ không biến dạng chọn Sơ đồ. Để xem chuyển vì và phản lực nút chọn Nút / Chuyển vị hay phản lực; sau đó chọn trường hợp tải cần xem và chọn đồng ý.
Để xem nội lực, kết quả thiết kế thanh chọn Thanh / nội lực....sau đó chọn trường hợp tải cần xem và chọn đồng ý.
Chú ý là với phần cột: trong trường hợp khung không gian thì cột chịu nén lệch tâm xiên và trong trường hợp này nếu tính riêng rẽ thì xem thép cột theo phương chiều cao (N-M33) và thép theo phương chiều rộng N-M22. Để in kết quả đồ hoạ vào thực đơn tệp tin / ra máy in (hoặc có thể xuất ra tệp tn ảnh bmp hoặc dxf của CAD). Bạn điều chỉnh tỷ lệ in (thường là 3) bằng cách chọn nút công cụ và khai báo hệ số tỷ lệ in là 3
Bước 3: Xem chi tiết kết quả cho nút và thanh.
Chọn các thanh và nút cần xem, sau đó vào thực đơn chi tiết / Nút hoặc Thanh để xem chi tiết chuyển vị, phản lực, nội lực cho đối tượng.
Cũng có thế xem chi tiết cho đối tượng thanh nút bằng cách trên biểu đồ, nhắp đúp chuột (double click) vào đối tượng.
Bước 4: Xuất báo cáo.
- Vào thực đơn báo cáo và chọn báo cáo cần xem và in ấn.
Chọn nút Xuất Excel trên thanh công cụ để xuất báo cáo sang excel.
___________________________________________________________________________________________________
XUẤT BẢN VẼ KỸ THUẬT THI CÔNG.
Bước 1: Chuyển sang môi trường bản vẽ
Sau khi chạy xong, phần mềm sẽ tự động khoá phần nhập số liệu. Khi đó nếu muốn nhập số liệu thì phải mở khoá, nhập số liệu và chạy lại. Chọn Kết quả / Bản vẽ để vào xuất bản vẽ kỹ thuật thi công. Ngoài ra phần mềm cũng có thể xuất bản vẽ sang phần mềm rdCAD (phần mềm hỗ trợ vẽ kết cấu xây dựng và tiên lượng) bằng cách chọn Bản vẽ rdCAD.
Bước 2: Nhập trục kiến trúc
Vào thực đơn Kiến trúc / Trục kiến trúc để nhập trục kiến trúc. Người dùng nên chọn mặt bằng trước, sau đó bật tên phần tử. Trong form Trục kiến trúc, nhập tên trục, tên phần tử và căn của trục kiến trúc. Nếu đúng tim phần tử thì căn trái bằng 0.
Bước 3: Định nghĩa và gán cấu kiện
- Vào thực đơn Cấu kiện / Định nghĩa cấu kiện để định nghĩa các kiểu cấu kiên (dầm , cột và các thông số bố trí cốt thép ....). Để thêm một loại cấu kiện chọn Thêm; để chỉnh sửa thì chọn cấu kiện trên danh sách vào chọn nút Sửa.
Đặt tên cho cấu kiện là một chuỗi ký tự, thường đặt là DAM, COT... cho dễ phân biệt. Có hai kiểu cấu kiện là Dầm và cột tương ứng với 2 trang chuyển. Với dầm thì nhập vào các thông số về chiều dày sàn và khoảng cách giật sàn. Với cột thì nhập các thông số về độ lệch tâm.
- Chọn cấu kiện bằng cách chọn một phần tử thuộc cấu kiện, phần mềm sẽ tự động nhận dạng cả cấu kiện. Sau đó vào thực đơn Cấu kiện / Nhập cấu kiện, chọn kiểu cấu kiện và chọn nút đồng ý.
Bước 4: Chỉnh sửa bố trí thép của cấu kiện
- Vào thực đơn :Thép / Bố trí để phần mềm bố trí thép trong cấu kiện
- Vào thực đơn :Thép / Chỉnh sửa để xem và điều chỉnh thép bố trí. Chọn cấu kiện cần chỉnh sửa, các thông số sẽ hiện lên tương ứng. Trên sơ đồ, chọn nhịp cần điều chỉnh, sau đó xem và điều chỉnh (nếu cần thiết) các thông số mặt cắt , số thanh thép và đường kính thép (chữ trắng).
Bước 5: Chỉnh sửa thông số bản vẽ và xuất bản vẽ ra AutoCAD
- Vào thực đơn :Bản vẽ / Thông số để điều chỉnh thông số bản vẽ. Điều chỉnh tỷ lệ vẽ dầm, cột, mặt cắt, chiều cao chữ cũng như thông số màu sắc và các nét vẽ. Sau đó chọn Đồng ý.
- Vào thực đơn :Bản vẽ / Xuất ra *.dxf để xuất bản vẽ ra AutoCAD dạng DXF.
Ý kiến khách hàng
Phạm Diệu Loan (Hà nội): Sản phẩm của công ty rất tốt, tôi rất hài lòng
Phạm Hải Vân (Đà nẵng): Các phần mềm của công ty đã tích hợp giải quyết tất cả các vấn đề mà người kỹ sư thiết kế cần có. Tôi hy vọng công ty RD ngày càng phát triển và có thêm các phần mềm ứng dụng hữu ích...Trung tâm kiểm định - Sở xây dựng Đà nẵng
Phạm Ngọc Toàn (Hải Phòng): Các phần mềm của công ty đã giải quyết tốt các yêu cầu của công tác thiết kế, tạo năng suất hiệu quả cao cho công ty thiết kế, tiết kiệm thời gian và chi phí vật liệu cho chủ đầu tư. Công ty CP tư vấn thiết kế Thiên Hà - Tổng công ty CNTT Nam Triệu.
Xem tất cả